PIXEL FACEBOOK – SỨC MẠNH THỰC SỰ CỦA PIXEL
Bài viết này chỉ dành cho các bạn có website.
Bài viết này rất dài, không dành cho các bạn lười đọc.
Bài viết này sẽ không nói về Pixel cũ của Facebook. Từ tháng 2/2017 Pixel theo dõi chuyển đổi cũ của Facebook sẽ không sử dụng được nữa. Facebook đã cung cấp một mã Pixel duy nhất giúp bạn có thể theo dõi được cả chuyển đổi và lưu cả được tệp đối tượng tùy chỉnh. Vậy nếu bạn chưa hoặc đang gắn mã Pixel cũ thì nên cập nhật làm mới cho website của mình ngay nhé.
Sau khi đọc bài viết này, bạn có thể sẽ lên cho mình được ý tưởng nào đó về hoạch định kế hoạch quảng cáo, về tiếp thị lại, hay về một thứ gì đó hay ho khác.
Facebook gọi tên Pixel này là “Pixel Facebook”
I. PIXEL FACEBOOK LÀ GÌ?
Pixel Facebook là một đoạn mã JavaScript mà facebook cung cấp cho các nhà quảng cáo chèn vào trang web để theo dõi, đo lường và tối ưu hóa, cũng như tạo tệp đối tượng cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Điều này giúp bạn tận dụng tối đa lưu lượng truy cập vào website thông qua các hoạt động truyền thông khác của mình.
Nghe có vẻ hơi trừu tượng, nhưng bạn cứ nghĩ thế này cho đơn giản. Pixel facebook là một thứ “tai mắt” giúp bạn theo dõi toàn bộ khách hàng truy cập vào website của bạn. Nếu như website là một ngôi nhà thì Pixel là chiếc camera theo dõi. Ai đó vào nhà của bạn làm gì – bạn biết. Họ đi ra khỏi nhà bạn – bạn có thể bám theo. Đó là sức mạnh của Pixel facebook.
II. LẤY MÃ VÀ CÀI ĐẶT MÃ PIXEL FACEBOOK
1. Lấy mã
Để lấy mã Pixel bạn thao tác như sau:
– Đi tới tab Pixel trong Trình quản lý quảng cáo.
– Nhấp vào Tạo pixel.
– Đặt tên cho pixel. Bạn chỉ có thể có một pixel trên mỗi tài khoản quảng cáo, do đó hãy chọn tên đại diện cho doanh nghiệp bạn.
Lưu ý: Bạn có thể thay đổi tên của pixel sau này từ tab Pixel Facebook.
– Chọn hộp để chấp nhận các điều khoản.
– Nhấp vào Tạo pixel.
Tiếp đến bạn đã nhìn thấy một đoạn mã. Đây chính là Pixel facebook của tài khoản quảng cáo của bạn.
Bạn có thể copy trực tiếp hoặc Chọn gửi mã Pixel để gửi mã đến email của người quản trị website của bạn – người sẽ giúp bạn gắn mã này lên trên website.
2. Cài đặt mã
Việc này đối với phần lớn chúng ta thì có vẻ khó khăn, nhưng với những người quản trị web thì đó là công việc rất dễ dàng. Bạn chỉ cần copy và gửi mã này cho người quản trị của bạn, yêu cầu họ gắn vào sau thẻ <head> trên từng trang cụ thể hay toàn bộ website là được. Việc này chỉ mất 5-10 phút.
Bạn có thể gắn ở toàn website hoặc trên từng trang con mà bạn muốn theo dõi.
Sau khi cài đặt xong, để biết mã có hoạt động được hay không, bạn có thể sử dụng add-on mà Facebook cung cấp có tên: Facebook Pixel Helper (Cài đặt tại: https://chrome.google.com/webstore/detail/facebook-pixel-helper/fdgfkebogiimcoedlicjlajpkdmockpc?hl=en)
III. CÁCH THỨC SỬ DỤNG PIXEL FACEBOOK
Về cơ bản, Pixel facebook hiện tại là sự kết hợp của 2 đoạn mã theo dõi cũ của Facebook:
* Audience pixel (Đối tượng tùy chỉnh): dùng để tạo các tập khách hàng đã ghé thăm trang cụ thể, phục vụ mục đích remarketing.
* Conversion pixel (Pixel chuyển đổi): Dùng để tối ưu hơn về quảng cáo đến website và đo lường được hiệu quả cuối cùng của người dùng khi ghé thăm website.
Do sự khó khăn trong việc sử dụng 2 loại mã riêng nên Facebook đã đơn giản hóa, đưa ra Facebook Pixel kết hợp 2 loại trên (2 in 1), từ đó giúp nhà quảng cáo thuận tiện và dễ dàng hơn với công cuộc tiếp thị trên facebook.
1. Mã Pixel facebook bao gồm gì?
Một đoạn mã Pixel bao gồm:
– Mã cơ sở: Là toàn bộ đoạn mã Pixel mà bạn đã tạo được ở trên.
– Mã sự kiện tiêu chuẩn: Là đoạn mã con nằm trong mã cơ sở, bên trên thẻ đóng </script>. Mỗi một trang con trên website của bạn sẽ có những mã sự kiện tiêu chuẩn khác nhau.
Đơn giản hơn để bạn dễ hiểu, mã sự kiện tiêu chuẩn là đoạn mã giúp facebook ghi nhận lại các hành động của một người dùng bất kì khi đi vào trang web của bạn. Ví dụ: Mã sự kiện tiêu chuẩn ở trang đăng kí thành viên sẽ khác ở trang thanh toán đặt hàng.
Facebook cung cấp 9 loại mã sự kiện tiêu chuẩn:
– Xem nội dung: fbq(‘track’, ‘ViewContent’);
– Tìm kiếm: fbq(‘track’, ‘Search’);
– Thêm vào giỏ hàng: fbq(‘track’, ‘AddToCart’);
– Thêm vào danh sách yêu thích: fbq(‘track’, ‘AddToWishlist’);
– Bắt đầu thanh toán: fbq(‘track’, ‘InitiateCheckout’);
– Thêm thông tin thanh toán: fbq(‘track’, ‘AddPaymentInfo’);
– Mua hàng: fbq(‘track’, ‘Purchase’, {value: ‘0.00’, currency: ‘USD’});
– Khách hàng tiềm năng: fbq(‘track’, ‘Lead’);
– Hoàn tất đăng kí: fbq(‘track’, ‘CompleteRegistration’);
2. Cách thiết lập theo dõi chuyển đổi và tối ưu hóa chiến dịch
Về bản chất, bạn có thể sử dụng pixel Facebook để Thiết lập những theo dõi hiệu quả chuyển đổi từ chiến dịch quảng cáo của mình.
Trước hết, bạn cần hiểu đúng về chuyển đổi. Chuyển đổi ở đây được hiểu là hành động cuối cùng mà bạn muốn người dùng hành động trong mục tiêu chiến dịch của bạn.
Ví dụ:
– Lazada chạy chiến dịch quảng cáo mẫu điện thoại Oppo đang giảm giá tại Lazada.vn. Họ cấu hình mỗi khi khách hàng click vào quảng cáo, thực hiện các bước điền thông tin và cuối cùng là submit đặt hàng là một chuyển đổi. Thì với mỗi khách hàng đặt hàng thông qua mẫu quảng cáo đó được ghi nhận là một chuyển đổi.
– Topica chạy chiến dịch phát hành tài liệu học tiếng Anh miễn phí. Sau khi người dùng click vào quảng cáo được chuyển đến trang đích yêu cầu người dùng đăng kí thông tin như họ tên, email, số điện thoại. Họ cấu hình chuyển đổi như sau: Sau khi người dùng thực hiện xong các hành động điện thông tin và submit đó thì họ được chuyển đến trang “Cảm ơn”. Thì với mỗi người dùng sau khi được chuyển đến trang cảm ơn, đó là một chuyển đổi.
-> Chuyển đổi không phải là click vào quảng cáo. Chuyển đổi là hành động cuối cùng của người dùng mà bạn mong muốn sau khi người đó click vào quảng cáo.
2.1 Chuyển đổi tùy chỉnh
Chuyển đổi tùy chỉnh là hình thức theo dõi hiệu quả quảng cáo để có những biệt pháp tối ưu hóa kịp thời. Hình thức này chỉ sử dụng được khi thỏa mãn 2 yếu tố:
– Website đã được gắn pixel facebook
– Chiến dịch quảng cáo: Tăng số lượt chuyển đổi trên website
a. Cách tạo chuyển đổi tùy chỉnh
Ở Trình quản lý quảng cáo, chọn “Chuyển đổi thùy chỉnh”
– Chọn “Tạo chuyển đổi tùy chỉnh”
+ Phần “Quy tắc” là nơi bạn sẽ thiết lập nhưng đích đến của người dùng mà bạn cho rằng đó là chuyển đổi.
* URL có (URL bao gồm): Lựa chọn từ khóa trong địa chỉ trang đích mà bạn coi sau khi người dùng truy cập vào trang đó là 1 chuyển đổi.
Ví dụ: Với chiến dịch ví dụ của Topica ở trên, sau khi người dùng submit thông tin xong sẽ được tự động chuyển đến trang landingpage với đường link như sau: http://topica.com.vn/thankyou. Thì bạn có thể thêm từ khóa “thankyou” vào phần “URL Bao gồm”. Khi đó facebook sẽ hiểu và đếm số lần người dùng sau khi click vào quảng cáo được dẫn đến trang đích “Cảm ơn” là số lần chuyển đối trong báo cáo quảng cáo.
Khi thiết lập từ khóa cho URL Bao gồm, bạn nên chú ý nếu như trang web của bạn chứa nhiều đường link trang con có những từ khóa na ná nhau thì bạn cần nhớ và phân biệt rõ mình đang cấu hình chuyển đổi cho hành động nào?
Ví dụ:
Bạn sở hữu một trang bán điện thoại di động trực tuyến, cấu hình URL Bao gồm. Bạn rất dễ nhầm lẫn nếu như trang web của bạn chứa trang con như
Bán iphone 6 mới: http://dienthoaididong.com/iphone-6
Bán iphone 6 cũ: http://dienthoaididong.com/iphone-6-cu
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi bạn chỉ thêm vào “URL Bao gồm” từ khóa “iphone” ?
Với một ví dụ khác:
Tôi có một website bán đồ cho em bé chứa rất nhiều sản phẩm. Tôi chạy chiến dịch quảng cáo dẫn người dùng là các bà mẹ về trang chủ website. Tôi mong muốn sau khi vào website thì các bà mẹ đó dù mua bất kì sản phẩm nào tôi cũng coi là chuyển đổi, và được dẫn về trang thanh toán thành công ở link: http://dochobe.com/thanhtoanthanhcong. Vậy tôi chỉ cần thêm từ khóa thanhtoanthanhcong vào “URL Bao gồm” là facebook sẽ hiểu mỗi lượt các bà mẹ thanh toán thành công trên website là một chuyển đổi và ghi lại để báo cáo cho tôi.
* URL Tương đương: lựa chọn link chính xác của trang mà bạn muốn theo dõi
Với ví dụ trên của Topica, tôi sẽ copy nguyên đường dẫn http://topica.com.vn/thankyou vào phần URL tương đương để theo dõi các chuyển đổi mình mong muốn.
* Sự kiện: Đây là phần dành cho mã sự kiện tiêu chuẩn.
Mã sự kiện này chỉ nhằm mục đích phân loại các chuyển đổi để nhà quảng cáo dễ hình dung và chọn lựa, không có ảnh hưởng gì đến kết quả đo lường sau này.
b. Cách sử dụng chuyển đổi tùy chỉnh để theo dõi quảng cáo
Bạn sẽ thiết lập chiến dịch “Tăng số lượt chuyển đổi trên website”. Chuyển đổi tùy chỉnh sẽ được chọn ở phần “Chọn sự kiện chuyển đổi“. Kết quả của loại hình quảng cáo này chính là số lượng chuyển đổi đo đếm được sau quá trình chạy quảng cáo.
* Lưu ý: Thiết lập mặc định trong báo cáo Facebook, các chuyển đổi này sẽ ghi nhận trong vòng 28 ngày kể từ khi tương tác với quảng cáo. Nghĩa là nếu khách hàng vào trang sản phẩm nhưng chưa mua hàng, hôm sau mới quay lại thanh toán thì vẫn ghi nhận đó là 1 chuyển đổi hợp hợp lệ.
Bạn có thể:
– Xóa, chỉnh sửa tên, mô tả và giá trị chuyển đổi của chuyển đổi tùy chỉnh. Tuy nhiên, bạn không được phép chỉnh sửa quy tắc của chuyển đổi tùy chỉnh.
– Chỉ giới hạn 40 chuyển đổi tùy chỉnh trên 1 tài khoản Quảng cáo:
Trước đây bạn không thể xóa chuyển đổi tùy chỉnh, cũng như chỉ được phép tạo tối đa 20 chuyển đổi tùy chỉnh trên 1 tài khoản.
c. Mã sự kiện tiêu chuẩn là gì?
Mã sự kiện tiêu chuẩn là đoạn mã con nằm trong pixel facebook, giúp cho các nhà quảng cáo quản lý và tối ưu hóa sâu hơn nữa chuyển đổi, phục vụ mục tiêu chiến dịch của mình. Facebook cung cấp cho nhà quảng cáo 9 loại mã sự kiện tiêu chuẩn như đã nói ở trên.
Ví dụ đơn giản thế này để các bạn dễ hiểu. Bạn sở hữu một trang web dạy tiếng anh trực tuyến và bạn tạo quảng cáo thu hút lượng truy cập về website đó. Trên website bạn cung cấp rất nhiều hình thức như đăng kí thành viên để download tài liệu miễn phí, thi thử miễn phí, đọc tin tức miễn phí..v.v… và một khóa học online có thu phí. Đương nhiên, những học viên chấp nhận đăng kí khóa học và thanh toán thì mới được coi là 1 chuyển đổi có giá trị. Vậy bạn sẽ dùng cấu hình chuyển đổi của mình phù hợp với “Sự kiện tiêu chuẩn” là thanh toán.
V. TẠO ĐỐI TƯỢNG TÙY CHỈNH
Đây là sức mạnh thứ 2 của Pixel Facebook. Sau khi gắn đoạn mã này vào website, đoạn mã này sẽ đọc cookie trình duyệt của người dùng khi truy cập vào website của bạn và lưu lại toàn bộ thông tin Facebook của người dùng đ, tạo thành tệp đối tượng tùy chỉnh để bạn chạy chiến dịch tiếp thị lại sau này.
1. Vì sao Tiếp thị lại – remarketing quan trọng?
Tiếp thị lại hay remarketing là hình thức quảng cáo mà facebook cung cấp cho nhà quảng cáo, giúp nhà quảng cáo hiển thị quảng cáo đến tệp đối tượng đã truy cập website của họ. Hình thức này khá hay vì nó loại bỏ được nỗi lo về target cho nhà quảng cáo.
Bạn cần hiểu kĩ thế này. Khi bạn sở hữu một website bán hàng thì mọi hoạt động truyền thông của bạn sẽ đẩy một lượng truy cập không nhỏ về website của bạn. Có những trường hợp như sau xảy ra:
– Họ nhìn thấy quảng cáo nhưng không click và link website ==>>> có thể họ sẽ không là khách hàng tiềm năng của bạn (1)
– Họ nhìn thấy quảng cáo, click vào website và mua hàng =>>> Tuyệt vời! Nhưng không có gì đảm bảo trong tương lai họ sẽ tiếp tục quay trở lại website của bạn để mua hàng. (2)
– Họ nhìn thấy quảng cáo, click vào website và không có hành động gì ===>>> Họ vẫn là khách hàng tiềm năng của bạn, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà họ chưa có hành động mua hàng. (3)
Ở trường hợp số (2) và (3), khách hàng đã truy cập website của bạn được coi là tệp khách hàng tiềm năng. Vì vậy facebook cho phép bạn lưu lại thông tin đối tượng này thông qua pixel, và giúp bạn hiển thị quảng cáo của bạn đến với tệp đối tượng này khi bạn có nhu cầu quảng cáo.
Trong 1 trường hợp khác, việc lưu lại tệp đối tượng tiềm năng đã truy cập website sẽ giúp bạn tạo ra các tệp đối tượng có hành vi tương tự (nhưng chưa bao giờ truy cập vào website của bạn). Điều này giúp ích bạn rất nhiều trong các chiến dịch quảng cáo.
2. Cách tạo tệp đối tượng tùy chỉnh
Ở trình quản lý quảng cáo -> Tạo quảng cáo như bình thường -> Chọn “Đối tượng” -> Tạo đối tượng -> Đối tượng Tùy chỉnh. Tới đây bạn nhìn thấy ở bảng hiện lên có những mục khác nhau, nhưng với phần này bạn chọn “Lưu lượng truy cập trang web”.
Pixel Facebook sẽ lưu lại data của tất cả những người truy cập vào website của bạn Bất kể nguồn truy cập đến từ đâu (SEO, Adwords, Trực tiếp, Web banner, Facebook ads..v.v…)
Ở Phần Lưu lượng truy cập trang web: Menu thả cho bạn biết bạn có thể chọn tệp này lưu những người như sau:
– Bất kì ai truy cập trang web của bạn:
Cứ ai truy cập vào website của bạn bất kể là trang chủ hay trang con là sẽ bị lưu lại thông tin.
– Những người truy cập các trang cụ thể:
Tương tự như ở phần “Chuyển đổi tùy chỉnh”, bạn có thể chọn “URL Có” chứa từ khóa nào đó hoặc “URL tương đương” là địa chỉ trang con chính xác trên website của bạn mà bạn muốn lưu lại dữ liệu những người đã từng viếng thăm.
– Những người đã truy cập các trang web cụ thể chứ không phải người khác:
Tính năng này tương tự như tính năng Người truy cập vào các trang web cụ thể, tuy nhiên bạn có thể loại trừ những người truy cập vào các trang web cụ thể khác nữa. Đơn giản thế này cho bạn dễ hiểu, bạn sở hữu website chứa rất nhiều trang con khác nhau. Bạn muốn lưu tệp của những người đã truy cập vào trang này, chứ ko lưu những người đã truy cập cả 2 trang.
Ví dụ cụ thể:
Tôi sở hữu 1 website bán thực phẩm chức năng cả cho người béo và cả cho người gầy. Tôi muốn tạo tệp chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu bán thực phẩm dành cho người béo. Tôi sẽ chọn hình thức tạo tệp ở trên như sau:
* Lưu lượng truy cập trang web: Chọn: “Những người đã truy cập các trang web cụ thể chứ không phải người khác”
* Bao gồm những người truy cập bất kì trang web nào phù hợp các quy tắc sau: “URL tương đương”: http://thucphamchucnang/danhchonguoibeo
Loại trừ những người truy cập bất kỳ trang web nào phù hợp các quy tắc sau: “URL tương đương”: http://thucphamchucnang/danhchonguoigay
Sở dĩ tôi làm như trên vì tôi không muốn người gầy nhìn thấy thực phảm dành cho người béo và ngược lại. Như vậy tệp đối tượng của tôi mới chất lượng.
– Những người đã truy cập trong một khoảng thời gian nhất định:
Bao gồm những người đã truy cập trang web của bạn trong tối đa 180 ngày vừa qua nhưng chưa quay trở lại.
Ví dụ: Tôi có trang web bán quần áo nam. Tôi sẽ tạo danh sách đối tượng và chạy chiến dịch tiếp thị lại những người đã truy cập website của tôi khoảng 30 ngày trở lên mà chưa quay trở lại. Vì tôi cho rằng chu kì mua quần áo của mọi người có thể là 1 tháng 1 lần.
– Kết hợp tùy chỉnh:
Phần này là hình thức kết hợp các phương pháp lấy lượng truy cập đề cập ở trên.
Ví dụ:
Tôi có một trang web bán thời trang nữ bao gồm Váy, Áo sơ mi, Kính và đồ phượt cho nữ Tôi chỉ muốn tạo tệp những người đã truy cập trang bán sản phẩm Váy và Kính, nhưng không muốn trong tệp có cả những người đã truy cập trang bán đồ Phượt thì tôi chọn như sau:
3. Thời gian lưu trữ đối tượng:
Việc lưu giữ thông tin người dùng trong 30 ngày là mặc định, tuy nhiên bạn có thể thay đổi số ngày lưu giữ để phù hợp với ngành của bạn hơn với tối đa là 180 ngày. Ví dụ với 30 ngày lưu giữ, nếu sang ngày thứ 31, thì dữ liệu ngày thứ 1 sẽ bị xóa đi, ngày 32 thì dữ liệu ngày thứ 2 bị xóa đi.
V – QUẢNG CÁO ĐẾN NHÓM ĐỐI TƯỢNG TÙY CHỈNH TỪ WEBSITE
Sau khi đã tạo được tệp đối tượng tùy chỉnh đúng theo mục đích, đến một lúc nào đó tệp này đủ lớn là bạn có thể chạy quảng cáo chỉ hiển thị trên tệp đối tượng bạn đã lưu.
Cách thức tạo quảng cáo đơn giản như bạn tạo các quảng cáo thông thường. Ví dụ ở đây tôi chọn là “Quảng cáo bài viết”
– Truy cập trình quản lý quảng cáo
Tạo quảng cáo
Ở Phần đối tượng tùy chỉnh, bạn chọn đúng tệp đối tượng mà bạn đã lưu ở trước đó
Nhắm mục tiêu thêm nếu bạn muốn. Ví dụ tệp đối tượng của bạn chứa khách hàng ở toàn Việt Nam, nhưng chiến dịch lần này bạn chỉ muốn phân phối quảng cáo đến những người ở Hà nội thôi thì bạn chọn vị trí là Hà Nội.
Tùy chỉnh loại hình ngân sách, các cài đặt khác như bình thường.
Như vậy là bạn đã tạo xong quảng cáo Nhắm mục tiêu đến đối tượng tùy chỉnh từ website.