Trước khi tiến hành nghiên cứu từ khóa thì bạn cần phải hiểu qua những khái niệm cơ bản nhất, cũng như tổng quan nhất về 1 quá trình để chọn ra được những từ khóa tiềm năng để bắt đầu phát triển 1 website.

Vậy từ khóa và công việc từ khóa này là gì, phải trải qua những công đoạn nào, câu trả lời sẽ nằm ở bài viết này.

A. Từ khóa và nghiên cứu từ khóa là gì ?

SEO ngày càng cạnh tranh, càng xuất phát sau thi bạn càng bất lợi. Tuy nhiên có nhiều người khởi đầu sau nhưng họ lại rất sớm vượt mặt đối thủ trước đó, vì họ có 1 chiến lược phát triển website hợp ý, khoa học ngay từ ban đầu. Và công đoạn nghiên cứu từ khóa chính là 1 chiến lược của họ. Vậy từ khóa là gì ?

Từ khóa (keyword) chính là từ/cụm từ mà người dùng của đánh vào mục tìm kiếm của google để tìm kiếm 1 thứ gì đó trên mạng mà họ đang quan tâm để tìm hiểu thêm thông tin, để mua, để tải về máy,…

Chú ý : Khái niệm từ khóa trên chỉ áp dụng trong lĩnh vực SEO. Trong các lĩnh vực khác, từ khóa sẽ có định nghĩa khác

Trung bình cứ mỗi giây trôi qua lại có khoảng 50.000 lượt truy vấn trên Google, đây là 1 con số khổng lồ, đầy tiềm năng cho những ai làm blog, làm website kiếm tiền, phát triển dịch vụ trên website,…vì nếu biết tận dụng, website của bạn sẽ có lượt truy cập dồi dào mỗi ngày.

Mọi người sẽ tìm kiếm những gì họ quan tâm trên google, các từ khóa họ tìm kiếm đều có các đặc điểm khác nhau về số lượng từ, độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm mỗi tháng, ý định của khách hàng,…Dựa trên những đặc điểm này thì mới hình thành nên công việc nghiên cứu từ khóa.

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình bạn dùng các công cụ, thủ thuật để tìm ra 1 bộ từ khóa hợp lý đối với website của bạn, dựa vào bộ từ khóa này bạn sẽ xây dựng nội dung và đây chính là cốt lõi website của bạn.

Bạn – người phát triển website phải tìm ra các từ khóa phù hợp với mục đích phát triển của website.

Nếu bạn muốn khi người dùng tìm kiếm thứ gì đó trên google mà trang web của bạn hiện lên top đầu thì bạn phải SEO cho website, và nghiên cứu từ khóa chính là công đoạn đầu tiên trong rất nhiều công đoạn khác của SEO.

B. Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng

Nếu như bạn làm website, sau đó nghĩ đại 1 số từ khóa nào đó để bắt đầu tối ưu onpage, viết nội dung thì có thể bạn sẽ đi sai hướng, tốn công sức, thời gian thậm chí tiền bạc. Bởi vì bạn không thể biết từ khóa bạn chọn có bao nhiêu lượt tìm kiếm mỗi tháng, có khó không, có tiềm năng để bạn vượt qua đối thủ không.

Và nếu như bạn nghiên cứu từ khóa 1 cách sơ sài, 1 số người nghiên cứu từ khóa rất đơn giản, nghĩ ra 1 từ khóa nào đó điền vào Google Keyword Planner, sau đó tìm ra nhiều từ khóa khác. Công đoạn này không sai tuy nhiên có thể bạn sẽ bỏ qua rất nhiều từ khóa tiềm năng khác mà Google Keyword Planner không hiển thị, và cạnh tranh từ khóa Google Keyword Planner là cạnh tranh chạy quảng cáo Adword (công cụ này tạo ra nhằm phục vụ cho khách hàng adword) chứ không phải cạnh tranh của các từ khóa khi SEO trên Google.

Công việc nghiên cứu từ khóa cho bạn rất nhiều lợi ích quan trọng, nó sẽ cho bạn 1 hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu, cho bạn biết nên bắt đầu xây dựng nội dung về cái gì, giúp bạn hiểu hơn về khách hàng của bạn, hơn nữa sẽ giúp bạn biết được đối thủ của bạn đang làm gì, liệu bạn có nhắm qua nổi họ không.

C. Các công đoạn nghiên cứu từ khóa.

Đối với nhiều người mới, công đoạn nghiên cứu từ khóa này phải nói là rất khó vì không có hướng dẫn chính xác, việc nghiên cứu còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực, mục đích và cách thức phát triển website, loại hình sản phẩm, dịch vụ,…Tuy nhiên các công đoạn thường trải qua các bước chính như sau :

1.  Xác định lĩnh vực phát triển website.

Bước này tương đối dễ vì bất cứ lĩnh vực nào bạn đều có thể phát triển website. Nếu như bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ riêng thì càng dễ hơn nữa, vì bạn đã biết được bạn bán cái gì, khách hàng của bạn là ai từ ban đầu rồi.

Đối với nhiều bạn không có gì để bán, thường sẽ làm website để :

Thì công đoạn xác định lĩnh vực này sẽ gọi là “niche research” (nghiên cứu niche), tại đây bạn sẽ phải nghiên cứu và quyết định nên phát triển website theo lĩnh vực nào, nhiều khi cũng phải kết hợp với năng khiếu và sở thích của bạn mới đưa ra được quyết định cuối cùng

2. Xác định các từ khóa hạt giống.

Đây là công đoạn dễ nhất trong quá trình nghiên cứu từ khóa, đơn giản là bạn chỉ cần nghĩ trong đầu khách hàng sẽ tìm gì trên google để tìm đến trang web của bạn, sau đó nghĩ ra vài từ khóa (mỗi từ khóa gồm 2-3 từ).

Ví dụ bạn đang làm website nhằm mục đích cung cấp các kiến thức Tiếng Anh cùng với việc quảng bá khóa học tiếng Anh nào đó thì những từ khóa hạt giống ban đầu có thể là : học tiếng anh, viết tiếng anh, nghe tiếng Anh, trung tâm tiếng Anh,…

Mục đích của việc từ khóa hạt giống này là chúng ta đang sử dụng kỹ thuật “niching down” trong việc phân tích niche và từ khóa, có nghĩa là từ 1 lĩnh vực lớn, dần dần sẽ mổ xẻ nó ra thành micro-niche (niche nhỏ hơn), sau đó tiếp tục phân tích và nghiên cứu từ khóa này và bắt đầu xây dựng website từ nhỏ lên lớn.

3. Nghiên cứu sâu, kiếm tra độ cạnh tranh.

Sau khi bạn làm bước dễ nhất, sẽ đến bước khó nhất trong công đoạn nghiên cứu từ khóa, thực ra nó cũng không khó nếu bạn làm quen.

Bước nghiên cứu sâu từ khóa sẽ bao gồm kiểm tra các từ khóa nhỏ, các từ khóa liên quan đến từ khóa hạt giống đã nêu ra ở trên, xem xét lượng tìm kiếm mỗi tháng của các từ khóa, số lượng từ trong mỗi từ khóa, độ liên quan đến từ khóa muốn nhắm tới và quan trọng nhất là xem xét về cạnh tranh từ khóa (cạnh tranh ở đây là cạnh tranh về SEO, không phải cạnh tranh về chạy quảng cáo adword)

4. Chọn và phân nhóm từ khóa

Từ những yếu tố đã được xem xét qua ở bước 3, thì bạn sẽ có thể chọn được rất nhiều từ khóa mong muốn. Thường sẽ là từ khóa dài hoặc trung bình, chứ bạn không thể chọn các từ khóa ngắn 2-3 từ để bắt đầu được vì cạnh tranh là rất lớn. Bạn sẽ đi từ nhỏ lên lớn.

Sau khi bạn chọn được rất nhiều từ khóa mong muốn, bạn phải phân loại từ khóa để có thể xây dựng nội dung được tốt nhất. Sẽ có 3 nhóm từ khóa chính sau :

  • Buyer Keyword : Người dùng tìm những từ khóa này để tìm hiểu về mặt hàng và có xu hướng chi tiền để mua hàng, sử dụng dịch vụ,…
  • Information keywords : Người dùng tìm kiếm những từ khóa này để tìm thông tin, kiến thức về lĩnh vực bạn đang làm
  • Tire Kicker Keywords : Người dùng tìm kiếm những từ khóa này để download, nhận được thứ gì đó miễn phí trên mạng.

Tùy vào mục đích phát triển website của bạn, bạn sẽ phân loại các nhóm từ khóa này, lấy lại ví dụ học tiếng Anh lúc nãy thì sẽ có 1 số từ khóa ví dụ sau

  • Buyer Keyword : Khóa học tiếng Anh online, trung tâm tiếng Anh TPHCM, dạy kèm tiếng Anh ở nhà,…=> Người dùng có xu hướng chi tiền để thỏa mãn nhu cầu
  • Information keywords : Cách học tiếng Anh hiệu quả, thủ thuật nghe tiếng Anh, học tiếng Anh qua bài hát,…=> Người dùng có xu hướng tìm kiếm để có được thông tin, kiến thức.
  • Tire Kicker Keywords : Tài liệu tiếng Anh miễn phí, tài liệu học tiếng anh ôn thi đại học, ebook học từ vựng tiếng anh,…=> Người dùng có xu hướng tìm kiếm miễn phí

5. Định hướng phát triển cho từng nhóm

Nói chung, nếu bạn có điều kiện, ngân sách, nhân lực thì bạn nên phát triển vào 3 loại từ khóa mình đã nói ở trên, vì khi phát triển website thì traffic = money, có nghĩa có người truy cập thì khả năng kiếm được tiền của bạn càng cao.

Nhưng nếu bạn làm đơn lẻ, không có nhiều thời gian, điều kiện thì bạn bắt buộc phải tập trung mạnh vào buyer keyword và xây dựng nội dung thêm về Information keywords.

Ở bước này bạn sẽ định hướng, sẽ phát triển nội dung gì cho từ khóa. Quá trình nghiên cứu từ khóa sẽ kết thúc và bạn sẽ chuyển qua 1 công đoạn lớn mới mà bạn cần học tập thật nhiều, đó là content marketing.

D. Kết luận

Nghiên cứu từ khóa là công đoạn mà những ai muôn SEO 1 trang web đều phải thực hiện, nó sẽ không khó nếu bạn làm quen. Có 1 bộ từ khóa tốt không những giúp bạn có thể nhanh chóng nhận được nhiều lượt truy cập từ Google, mà nó còn có thể định hướng phát triển business cho bạn, giúp bạn có thể kiếm nhiều tiền hơn với trang web.

Mình sẽ tiếp tục cập nhật các bài viết hướng dẫn nghiên cứu từ khóa tại thư mục này trên Kiemtiencenter.

Buyer Keyword là gì ? Tất tần tật về từ khóa “có ý định” mua hàng !

Chọn từ khóa để viết nội dung và triển khai các chiến dịch SEO là 1 công đoạn ban đầu giúp cho cả quá trình bạn làm “đi đến thành công” hoặc “đi vào ngõ cụt”.

Nếu không có 1 bộ từ khóa “tốt”, bạn sẽ rất lãng phí thời gian hoặc không thể phát huy được toàn bộ sức mạnh của website để tìm nhiều khác hàng hơn.

Từ khóa như thế nào là “tốt”, có thể bạn sẽ nghe qua nhiều yếu tố khác nhau về các tiêu chí “tốt” này như :

  • Lượng tìm kiếm mỗi tháng đủ xài
  • Cạnh tranh không quá cao.
  • Longtail keyword có thể tăng chuyển đổi.

Nhưng có 1 yếu tố vô cùng quan trọng nữa đối những website bán hàng, hoặc kiếm tiền với affiliate marketing, đó là phải luôn tập trung vào từ khóa mua hàng, hay còn gọi là buyer keyword.

Vậy buyer keyword là gì, vai trò của nó như thế nào & làm sao để xác định được, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu trong bài viết này.

1. Buyer Keyword là gì ?

Cứ mỗi giây, công cụ tìm kiếm Google lại có gần 50.000 lượt tìm kiếm. Google đã“ăn vào tiềm thức” người dùng, có bất cứ thắc mắc, tìm kiếm thông tin gì chúng ta đều nhờ vào bác “Gu Gồ”

Chúng ta tìm nhiều từ khóa vào nhiều mục đích khác nhau, phổ biến là : Tìm thông tin, giải trí, tìm tài liệu download, tìm thông tin sản phẩm hoặc tìm sản phẩm để mua,…

Vậy buyer keyword chính là những từ khóa xuất phát từ những người có nhu cầu mua hàng, hoặc đang tìm kiếm những vấn đề xung quan sản phẩm để nhằm mục đích mua hàng, và họ sẵn sàng trả tiền để mua sản phẩm/dịch vụ khi tìm được thông tin mong muốn.

2. 10 ví dụ cụ thể về buyer keyword

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về buyer keyword, mình sẽ đưa ra 1 số từ khóa sau đây. Bạn có thể nhận ra điểm chung của những từ khóa này đó là : “Người tìm kiếm đang cần các thông tin để mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ nào đó”

  • Bình nước nóng loại nào tốt : Đây là từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua bình nước nóng, và họ đang tìm kiếm loại bình nước nóng tốt nhất để mua.
  • Máy lạnh electrolux có tốt không : Đây là từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua máy lạnh, họ được quảng áo hoặc tìm được thông tin về máy lạnh electrolux, & họ đang cần tìm xem máy lạnh hãng này có tốt không ?
  • Khách sạn gần sân bay tân sơn nhất : Từ khóa này xuất phát từ một người đang bay đến Hồ Chí Minh & tìm khách sạn gần sân bay.
  • Mua vàng sjc ở đâu : Người tìm kiếm đang cần mua vàng SJC và họ đang muốn tìm 1 địa điểm uy tín để mua.
  • Điện thoại samsung giá rẻ : Người tìm kiếm đang muốn mua 1 chiếc điện thoại samsung với giá hạt dẻ.
  • Mã giảm giá lazada : Người tìm kiếm đang chuẩn bị mua hàng ở Lazada & họ đang tìm mã giảm giá để thanh toán.
  • Laptop giá rẻ dưới 5 triệu : Từ khóa xuất phát từ những người đang có nhu cầu mua laptop giá rẻ với mức giá tối đa họ có thể chi trả.
  • Đồ chơi cho trẻ sơ sinh : Xuất phát từ những cặp vợ chồng mới có con & tìm mua các loại đồ chơi phù hợp cho con của họ.
  • Đánh giá Blackberry Passport : Người tìm rất quan tâm đến điện thoại Blackberry Passport, và họ đang cần thông tin đánh giá từ những người đã từng sử dụng sản phẩm này.
  • Mua Baking Soda ở đâu TPHCM : Người tìm kiếm ở HCM, họ đã biết về công dụng của Baking Soda, & họ đang cần tìm nơi mua nó.

3. Buyer keyword – tìm kiếm ít nhưng chuyển đổi cao.

Bạn có thể check những từ khóa mình kể trên, hoặc những buyer keyword trong lĩnh vực của bạn đang làm có thể nhận thấy ra đặc điểm chung của những từ khóa này đó là phần lớn đều có lượt tìm kiếm có vẻ thấp hơn với các từ khóa khác cùng ngách

Đó là điều chắc chắn vì tỉ lệ người tìm kiếm về mua hàng luôn thấp hơn những người tìm kiếm về nhu cầu giải trí, tìm tin tức hay tìm dữ liệu download,…

Mục đích chính của chúng ta đó là làm sao để kiếm tiền từ những lượt truy cập, vì vậy không cần giải thích bạn cũng sẽ nhận ra là buyer keyword sẽ là lựa chọn hàng đầu để bạn có được những khách hàng “đang chuẩn bị mua hàng hoặc có nhu cầu mua hàng” ghé thăm trang web của bạn.

Lý do cụ thể, đó là những khách hàng tìm kiếm buyer keyword, họ đã xác định rõ nhu cầu của bản thân, họ đã tìm ra loại sản phẩm/dịch vụ chuẩn bị mua, và họ chỉ cần thêm 1 số thông tin để đưa ra quyết định cuối cùng.

Vì vậy nhiệm vụ mà bạn phải làm đó là : Xây dựng nội dung để SEO cho buyer keyword thật tốt để hỗ trợ SEO & phải biết cách điều hướng lượt truy cập từ những bài viết khác về nội dung buyer keyword.

4. SEO cho Buyer Keyword như thế nào ?

Đầu tiên bạn phải xác định được buyer keywords trong lĩnh vực bạn đang làm bằng công cụ nghiên cứu từ khóa, 2 công cụ phổ biến là Google Keyword Planner & KWFinder, hướng dẫn bạn tìm Google nhé.

Sau đó bạn sẽ xây dựng nội dung “chất lượng” & “khéo léo” (content marketing)cho những từ khóa này thay vì viết những bài PR. Cụ thể là bạn nên đưa ra những thông tin mà khách hàng “cần”, ko phải đưa ra những lời quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của bạn 1 cách tràn lan.

Ví dụ cụ thể :

  • Bình nước nóng loại nào tốt : Bạn đưa ra top những loại bình nước nóng lạnh tốt nhất & cho sản phẩm của bạn vào vị trí đầu tiên.
  • Mua Baking Soda ở đâu TPHCM : Bạn vẫn liệt kê ra rất nhiều địa điểm mua Baking Soda ở HCM nhưng xếp địa điểm của bạn vào vị trí đầu & thêm vài lời lẽ hay ho.

Nội dung của bạn phải đầy đủ, chi tiết, dễ dàng để cho khách hàng có thể chọn lựa & điều hướng khách về trang bán hàng của bạn.

Sau khi có nội dung tốt, bạn sẽ tiến hành các kỹ thuật SEO Onpage và Offpage như bình thường. (Đây là cả 1 quá trình, mình sẽ không gộp vào bài viết này mà sẽ viết những hướng dẫn riêng biệt)

5. Có nên chạy Google Adword cho Buyer Keyword.

Chạy quảng cáo Google là 1 dịch vụ đắt đỏ, nếu bạn không biết cách chạy, không biết lựa từ khóa, không biết tối ưu trang đích, bạn sẽ lỗ khi tiền cứ trả cho Google & vẫn không bán được hàng.

Tuy nhiên ngược lại, nếu bạn làm tốt những thứ trên, Google Adword sẽ giúp bạn cólãi cực lớn, và hỗ trợ SEO lên nhanh hơn bình thường.

Để trả lời câu hỏi “có nên chạy Google Adword hay không” bạn phải trả lời được 2 câu hỏi :

  • Lãi sản phẩm bạn bán/làm affiliate có đủ lớn hay không ? (Profit)
  • Số tiền mà bạn phải trả cho 1 click có đắt hay không ? (Cost Per Click – CPC )

Với người mới, bạn chỉ chạy Google Adword khi và chỉ khi CPC bằng 2% profit hoặc bé hơn. Khi đó nếu bạn có 50 click (hoặc hơn) vào trang đích chạy quảng cáo của bạn mà bạn không bán được sản phẩm hay không có 1 khách hàng nào thì thông thường bạn sẽ có những lý do thất bại sau :

  • Sản phẩm/dịch vụ cùi, không cạnh tranh nổi.
  • Chọn không đúng từ khóa
  • Nội dung trang đích không tốt.

Đầu tiền về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, blog mình không giúp gì cho bạn được điều này, tối thiểu bạn phải bằng, nếu có thể hãy có selling point riêng (có nghĩa là sản phẩm của bạn có 1 ưu thế riêng biệt so với sản phẩm cùng loại), như vậy thì bạn mới có thể tự tin để marketing.

Thứ 2, về từ khóa chạy Adword, bạnhãy TẬP TRUNG CHẠY cho buyer keyword, lý do bạn đã rõ, buyer keyword mang lại tỉ lệ chuyển đổi cao, bạn cũng có thể chạy những từ khóa khác, nhưng những từ khóa đó phải có CPC rẻ & bạn phải biết điều hướng traffic vào trang nội dung buyer keyword.

Cuối cùng, khi có khách truy cập vào trang của bạn từ Adword (bạn tốn tiền) thì chẳng hạn như nội dung trang đích của bạn không tốt, những lượt truy cập đó sẽ không thể biến thành khách hàng của bạn.

Vậy để chiến dịch Adword của bạn phát huy hiệu quả tốt nhất, bạn nên học thêm về :

  • Content Marketing
  • Landing Page & cách tối ưu
  • Tạo phễu bán hàng thông minh.

Những thứ trên hiện tại blog của mình chưa có (Khi nào rảnh mình mới viết, thực chất marketing có hàng tỉ vấn đề & mình không có thời gian share đầy đủ về mọi kỹ năng), nên việc tự học & tìm hiểu rất quan trọng.

Chốt lại, chạy Adword với buyer keyword là sự lựa chọn thông minh, nhưng bạn hãy cân nhắc kỹ về chi phí chạy so với lợi nhuận, tạo ra content thật tốt và phải biết cáchtối ưu hóa chiến dịch.

6. Kiếm tiền với affiliate với Buyer Keyword.

Mục này chỉ dành cho những bạn đang kiếm tiền online với affiliate như mình, nếu bạn chưa biết về affiliate, tìm hiểu tại bài viết affiliate marketing là gì

Ở đây mình không khuyên bạn NÊN sử dụng buyer keyword nữa mà bắt buộc bạn PHẢI tận dụng được buyer keyword để kiếm tiền affiliate.

Ngoài việc tỉ lệ chuyển đổi của buyer keyword luôn cao thì phần lớn buyer keyword là từ khóa dài (longtail keyword) nên khả năng cạnh tranh về SEO của nó cũng “dễ nhai hơn”

Chẳng hạn khi tìm kiếm từ khóa “best home security monitoring” (Thiết bị an ninh gia đình tốt nhất), đây là 1 buyer keyword.

Bạn có thể thấy hầu như top đầu đang kiếm tiền với affiliate marketing chứ không phải họ bán sản phẩm cho chính họ. Và họ kiếm bộn tiền từ những nội dung này.

(Affiliate ở Việt Nam chưa phát triển mạnh nên mình lấy ví dụ ở nước ngoài)

7. Các nguồn tham khảo khác về buyer keyword.

Đối với những bạn mới làm SEO, bây giờ mới được tiếp cận với khái niệm này, thì nên tìm hiểu thêm từ các nguồn nước ngoài với 2 từ khóa :

  • What is buyer keyword
  • Buyer keyword list
  • Keyword Commercial Intent

Như vậy, cho dù bạn đang làm SEO cho website sản phẩm, dịch vụ của bạn hay đang kiếm tiền với affiliate, thì việc lựa chọn buyer keyword để triển khai content luôn là ưu tiền hàng đầu.

Ngay từ hôm nay bạn có thể sử dụng những công cụ nghiên cứu từ khóa (mình đã nêu tên trong bài) để lựa ra tất cả buyer keyword tương ứng với sản phẩm/dịch vụ bạn đang làm, sau đó bạn nghiên cứu thêm về content marketing để triển khai nội dung, đưa ra các phương án SEO/Adword hợp lý.

Tại sao cần phải nghiên cứu từ khóa đầu tiên khi SEO

Với mình, trước khi làm các website để kiếm tiền online thì công việc ban đầu sẽ luôn phải là nghiên cứu từ khóa. Nếu mục đích làm website của bạn là SEO để lấy nguồn truy cập từ Google thì công việc nghiên cứu từ khóa có thể sẽ quyết định việc thành hay bại của 1 website.

SEO càng ngày càng cạnh tranh, vì vậy để vượt qua đối thủ, bạn cần phải có 1 chiến lược ngày từ đầu và chiến lược này phải lâu dài, và mục tiêu đầu tiên của bạn luôn phải có 1 bộ từ khóa tốt để triển khai về cả nội dung và phương hướng một cách hợp lý.

Việc nghiên cứu từ khóa còn cho chúng ta nhiều lợi ích khác nhau, ở bài viết sau đây mình sẽ nêu ra 5 lợi ích chính từ việc nghiên cứu từ khóa mà có thể giúp cho website của bạn vượt mặt đối thủ. Bài viết sẽ chỉ nêu lên lợi ích của việc nghiên cứu từ khóa, các hướng dẫn thực hành và thủ thuật về  nghiên cứu từ khóa sẽ được đề cập trong những bài viết khác tại chuyên mục nghiên cứu từ khóa trong thời gian sớm nhất.

1. Bạn sẽ chọn được bộ từ khóa hợp lý để bắt đầu.

Từ “hợp lý” của mình ở đây sẽ bao gồm những yếu tố :

+ Bộ từ khóa liên quan đến lĩnh vực website bạn đang làm và sản phẩm bạn đang bán. Ví dụ như bạn đang làm 1 nichesite quảng bá sản phẩm amazon, thì bộ từ khóa của bạn luôn phải có :

  • 1 nhóm buyer keywords nhắm đến những đối tượng đang có nhu cầu mua hàng, đây là nhóm từ khóa chính để tìm kiếm được nhiều khách hàng. Nhóm từ khóa này sẽ hướng tới nội dung là những bài giới thiệu, đánh giá, so sánh sản phẩm, hướng dẫn chọn sản phẩm,…
  • 1 nhóm information keywords nhắm đến những đối tượng có nhu cầu tìm thông tin, đây là nhóm từ khóa phụ để google đánh giá “hữu ích” đối với website của bạn. Nhóm từ khóa này sẽ hướng tới nội dung là những bài thủ thuật, hướng dẫn về lĩnh vực mà website đang phát triển.

Tùy vào từng loại hình website mà bạn có thể phân ra các nhóm từ khóa khác nhau nhưng 2 nhóm từ khóa mình nói ở trên là 2 nhóm từ khóa phổ biến nhất, ngoài ra có 1 loại nhóm khóa nữa đó là Tire Kicker Keywords, với nhóm từ khóa này khách hàng sẽ tìm để download, hay tải thứ gì đó miễn phí trên mạng

+ Bộ từ khóa có tổng lượng tìm kiếm mỗi tháng hợp lý : Bạn không cần phải chọn các từ khóa có hàng chục ngàn lượt tìm kiếm mỗi tháng, những từ khóa như vậy rất khó để SEO, mà bạn có thể kết hợp giữa longtail keywordmedium tail keyword (từ khóa dài và từ khóa trung bình) để có 1 bộ từ khóa có TỔNG lượng tìm kiếm hợp lý để bắt đầu

Thời gian đầu bạn có thể nghiên cứu từ khóa bằng các công cụ như Google Keyword Planner, Keyword Tool IO, Longtail Pro,…kết hợp với 1 số tư duy, thủ thuật để có được bộ từ khóa có tổng lượng tìm kiếm tầm vài ngàn, sau này sẽ từ đó để phát triển rộng ra. Điều này phụ thuộc vào quy mô phát triển, nhân lực cũng như ngân sách của từng người.

Nếu như không nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ không có 1 bộ từ khóa đáp ứng đầy đủ các yếu tố để có thể dễ bắt đầu, điều này sẽ gây trở ngại lớn về hướng phát triển tiếp theo cho bạn.

2. Bạn sẽ biết cần phải xây dựng nội dung như thế nào.

Có từ khóa thì mới có được hướng nội dung cần phát triển. Đến thời điểm hiện tại và mãi mãi trong tương lai, nội dung vẫn là yếu tố chính mà google lấy để xếp hạng kết quả tìm kiếm. Nội dung của bạn luôn phải hướng đến người dùng.

Việc phát triển nội dung sẽ dễ dàng hơn khi đã có 1 bộ từ khóa, những từ khóa quan trọng, lượt tìm kiếm cao và có khả năng mang về lợi nhuận cho website cao thì bạn phải cực đầu tư về mặt nội dung. Thường các nội dung quan trọng như vậy bạn cần phát triển nội dung thật đầy đủ, chi tiết, nhất định phải từ 2000 từ trở lên , tốt nhất là trên 3000 từ.

Với các nội dung phụ, bổ trợ, thủ thuật thì dễ phát triển nội dung hơn, nhưng bạn không nên viết nội dung cho website quá ngắn, tốt nhất trên 1000 từ mỗi bài.

Ngoài ra khi nhìn vào từ khóa, bạn có thể xây dựng 1 số nội dung phụ khác xoay quanh nội dung của từ khóa đó, sau đó trỏ link nội bộ về nội dung chính, điều này khá tốt cho SEO và cũng điều hướng khách hàng đọc thêm các bài viết chính, có thể dẫn đến hành động mua hàng.

3. Bạn sẽ biết thêm khách hàng sẽ tìm gì trong lĩnh vực của bạn

Trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ biết được 1 số từ khóa mà khách hàng quan tâm đến dịch vụ của bạn, từ đặc điểm này bạn có thể phát triển website tốt hơn, đánh vào tâm lý khách hàng. Những từ khóa này có thể bạn không nghĩ ra trước đó.

Dựa vào nhu cầutâm lý của khách hàng, bạn có thể cải thiện sản phẩm, dịch vụ của bạn tốt hơn nhằm đáp ứng được thứ khách hàng cần. Hoặc bạn có thể viết nội dung tập trung vào nhu cầu của khách hàng nhiều hơn, điều này cũng là bạn đang tối ưu tỉ lệ chuyển đổi (CRO)

Nhiều khi khách hàng quan tâm đến nhiều vấn đề nhỏ nhặt ở lĩnh vực bạn đang làm mà bạn không biết tới, trong quá trình nghiên cứu từ khóa, bạn sẽ khám phá ra được những từ khóa này.

4. Bạn sẽ tìm được các đối thủ của bạn và tìm cách vượt qua họ.

Khi bạn thấy có 1 từ khóa có vẻ hợp lý, bạn có thể đánh nó vào google xem đối thủ SEO của bạn là ai, họ phát triển có tốt không, quy mô không, nhắm chừng có thể vượt qua họ không.

Phân tích đối thủ cũng là 1 yếu tố mang lại thành công trong marketing. Nếu bạn nhắm chừng top 10 kết quả tìm kiếm toàn đối thủ mạnh, khó có thể vượt qua thì bạn nên tìm 1 từ khóa khác.

Nhắm chừng bằng mắt thì có vẻ hơi khó và không chính xác lắm, bằng việc nhìn qua trang web của họ bạn chỉ có thể đánh giá tổng quan về sự chuyên nghiệp, quy mô và việc phát triển nội dung,…Vì vậy có 1 số công cụ giúp bạn đánh giá chi tiết hơn về các yếu tố liên quan đến SEO khác, điển hình là Longtail Pro, Ahrefs, Open Site Explorer,..Các công cụ này sẽ giúp bạn có nhiều hơn các chỉ số về SEO như : Cách SEO Onpage của đối thủ, PA, DA, Backlink, Juice Link,…

5. Bạn có thể bỏ lỡ rất nhiều cơ hội nếu không nghiên cứu từ khóa.

Nhiều khi bạn sẽ tìm được 1 từ khóa “vàng” sinh lợi nhuận rất cao khi thực hiện nghiên cứu từ khóa, vì vậy đừng bỏ qua công đoạn này. Việc chọn đại từ khóa để phát triển website sẽ không thể nào cho bạn 1 số liệu cụ thể về từ khóa cũng như  hướng phát triển đúng đắn cho trang web.

Ngoài ra nếu bạn chọn từ khóa sai lầm để phát triển website, bạn có thể tốn công sức, thời gian, tiền bạc nhưng vẫn không thể lên top nổi, lý do đơn giản từ khóa của bạn cạnh tranh quá cao và bạn xuất phát sau các đối thủ mà không làm được tốt hơn đối thủ thì bạn không thể vượt qua họ.

Nói chung, nếu bạn muốn phát triển website và dự định sẽ SEO cho website bạn lên top google thì việc nghiên cứu từ khóa là việc mà bạn KHÔNG THỂ bỏ qua. Đây là 1 công đoạn chính, quyết định đến sự thành bại, giúp bạn kiếm ra tiền, vì vậy hãy dành nhiều thời gian để làm công đoạn này, sau này bạn sẽ không hối hận.

Trong thời gian tới, ở các bài viết khác về nghiên cứu từ khóa, mình sẽ giúp bạn có thêm nhiều hơn các kiến thức hơn cũng như hướng dẫn chính xác các bước phải làm cũng như các phương pháp nghiên cứu từ khóa giúp bạn có thể bắt đầu tốt hơn, các bài viết này sẽ được cập nhật tại thư mục hướng dẫn nghiên cứu từ khóa.

THẾ  KHƯƠNG

Chia sẻ

Tin tức

Domain Authority (DA) là gì

Domain Authority (DA) là một chỉ số được phát triển bởi Moz nhằm dự đoán khả năng xếp hạng của một trang web trên trang kết

Tin tức

Quảng cáo Facebook hiệu quả

Chiến lược tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo Facebook Quảng cáo Facebook đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing